Những bài nhạc 'sến' bất hủ bị tạm dừng lưu hành
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Nguyên nhân được bộ Văn hoá đưa ra cho việc tạm dừng lưu hành những bài nhạc trước 1975 bất hủ là vì bản quyền bị vi phạm.
Cụ thể hơn về chuyện bản quyền này đều do xuất hiện nhiều di bản với lời nhạc sai khác đi ít nhiều so với lời gốc, trong các ca khúc bất hủ trước 1975 ấy có vài bài rất nổi tiếng và được nhiều ca sĩ hiện đại lấy ra biểu diễn như "Con đường xưa em đi" chẳng hạn.
Lý do thật sự có phải ở chuyện bản quyền rồi dị bản này nọ không thì chưa rõ nhưng báo chí đều đưa tin về lý giải nói trên, cụ thể như báo VnExpress có bài Năm ca khúc trước 1975 bị dừng lưu hành vì có nhiều dị bản với nội dung thế này:
"Con đường xưa em đi", "Đừng gọi anh là chú"... có dị bản sai lời, tên tác giả dẫn đến vi phạm quyền tác giả.
Mới đây, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định tạm dừng lưu hành năm ca khúc trước 1975, bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Ông Nguyễn Thu Đông - Trưởng phòng Quản lý băng đĩa, Cục Nghệ thuật
Biểu diễn - cho biết năm ca khúc trên cần được xem xét lại ca từ, tên
tác giả. Bởi, chúng có các dị bản tồn tại song song tác phẩm gốc, làm sai lệch ý nghĩa ca khúc, đồng thời vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm. Quyền này ngăn cấm người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của tác giả.
Một phần bản nhạc "Con đường xưa em đi" trôi nổi trên mạng.
|
Ví dụ, bài Con đường xưa em đi có
bản viết "chiến trường anh bước đi", có bản lại viết "lối mòn anh bước
đi". Một số ca sĩ hát "Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn
nhớ thương hoài". Người khác lại hát "nơi đây thao thức canh dài".
Ngoài năm ca khúc trên, một số bài hát khác như Xuân này con không về cũng
rơi vào tình trạng tương tự (sáng tác này không nằm trong danh mục được
cấp phép của Cục Nghệ thuật Biểu diễn). Nhạc phẩm này có hai dị bản
được trình diễn là "bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường" và "bao
lứa trai cùng chào xuân xứ người".
Bên cạnh đó, một số ca khúc trước 1975 bị chú thích sai tên tác giả. Như bài hát Đừng gọi anh bằng chú thường được chú thích là sáng tác của Diên An. Tuy nhiên, đây thực ra là tác phẩm của nhạc sĩ khác.
![]() |
Lệ Quyên hát "Con đường xưa em đi" trong một chương trình nghệ
thuật hồi đầu tháng ba. Nữ ca sĩ trình diễn bản nhạc có hai câu "chiến
trường anh bước đi", "nơi đây phiên gác canh dài".
|
Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ tiến hành thẩm định đâu là bản nhạc
gốc, đâu là dị bản, tính chất bài hát, hoàn cảnh ra đời… của các ca
khúc. Nếu bản nhạc gốc không gặp vấn đề, Cục sẽ cấp phép
lại cho năm bài hát vừa bị tạm dừng lưu hành. Tuy nhiên, đại diện Cục
chưa trả lời thời điểm cụ thể hoàn thành quy trình. Ông cho biết công
tác thẩm định được một hội đồng chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ
thực hiện dựa trên những phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành.
Trước đó, thông tin năm ca khúc trước 1975 bị tạm dừng lưu hành
đã gây xôn xao dư luận. Quyết định trên xuất phát từ việc, trước đó, Sở
Văn hóa, Thể thao TP HCM đã gửi công văn lên Cục Nghệ thuật Biểu diễn
đề đạt xem xét lại nội dung một số ca khúc sáng tác trước năm 1975, danh
sách này có 10 nhạc phẩm.
Ngoài năm bài hát bị tạm dừng lưu hành, danh sách của Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM còn có các sáng tác: Cánh buồm chuyển bến (Lê Dinh - Hoài Linh), Câu chuyện đầu năm (Hoài An), Hạnh phúc đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Gạo trắng trăng thanh (Hoàng Thi Thơ) và Hoa trinh nữ (Trần Thiện Thanh). Tuy nhiên, năm bài hát này không gặp các vướng mắc kể trên nên vẫn được lưu hành.
Đây không phải lần đầu tiên Cục Nghệ thuật Biểu diễn rút giấy phép biểu diễn của các bài hát trước 1975. Ca khúc Tàu đêm năm cũ
(Trúc Phương) từng được cấp phép nhưng sau đó bị thu hồi. Đến nay, bài
hát vẫn không có trong danh mục của Cục. Một số tác phẩm như Ly rượu mừng (Phạm Đình Chương), Ai biểu anh làm thinh (Trầm Tử Thiêng), Còn chút gì để nhớ (Phạm Duy, thơ: Vũ Hữu Định), Nếu hai đứa mình (Anh Bằng - Lê Dinh)... đã được cấp phép trở lại sau một thời gian vắng bóng trên sân khấu.
Khi biết về điều này có khá nhiều ý kiến khác nhau, người thì đồng tình kẻ lại phản bác rồi cho rằng cách xử lý cấm đoán tạm dừng như vậy là không hợp lý, chỉ nên xử ai hát sai lời không nên dừng tác phẩm vì bản thân tác giả với bài hát không có lỗi.
Khi biết về điều này có khá nhiều ý kiến khác nhau, người thì đồng tình kẻ lại phản bác rồi cho rằng cách xử lý cấm đoán tạm dừng như vậy là không hợp lý, chỉ nên xử ai hát sai lời không nên dừng tác phẩm vì bản thân tác giả với bài hát không có lỗi.
Thanh Thái
Bài liên quan