Hiếm gặp hạt hồng xiêm kẹt trong phổi hơn 20 năm
Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Dù bị kẹt trong phổi hơn 20 năm nhưng mãi gần đây khi hoạt động hô hấp trở ngại nặng, ho ra máu mới dò ra được hạt hồng xiêm.
Chuyện dị vật xâm nhậm vào cơ thể qua đường hô hấp rồi bị kẹt lại không phải ít, nhưng đa phần cơ thể có phản ứng ngay nên được phát hiện kịp rồi xử lý. Tuy nhiên, vẫn có vài trường hợp khá hiếm gặp khi dị vật lọt vào trong nhưng gần như không gây ra biến chứng nào tức thì cho người mắc.
Câu chuyện đang nói đến đây là một trong các trường hợp hiếm có ấy, mời đọc bài "Hạt hồng xiêm 20 năm kẹt trong phổi người phụ nữ" đăng trên báo VnExpress như sau:
Nữ bệnh nhân 65 tuổi tưởng mình mắc bệnh lao cho đến khi bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất phát hiện hạt hồng xiêm trong phổi của bà.
Người phụ nữ ở TP HCM cho biết cách đây hơn 20 năm trong lúc ngồi ăn hồng xiêm và cười đùa cùng một người bạn thì bị hóc hạt, sặc sụa. Sau đó cơ thể vẫn bình thường, thỉnh thoảng mới bị ho, bà cứ nghĩ hạt đã vào đường tiêu hóa và ra ngoài nên không để tâm. Cách đây hơn một năm ho nhiều, đau ngực, bà đi khám và được bác sĩ nghi ngờ lao phổi.
Hạt hồng xiêm được lấy ra khỏi phổi bệnh nhân. Ảnh: T.H
Mấy ngày qua bà sốt, tức ngực, khó thở, đàm xanh, ho ra máu... nên vào Bệnh viện Thống Nhất thăm khám. Kết quả chụp CT Scan phát hiện dị vật ở thùy dưới phổi phải. Chiều 21/11 các bác sĩ đã nội soi gắp "thủ phạm" là hạt hồng xiêm ra ngoài. Bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, hết khó thở.
Bác sĩ Ngô Thế Hoàng, Trưởng Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất cho biết thỉnh thoảng tiếp nhận bệnh nhân bị dị vật trong phổi như hạt na, ổi, xâu chuỗi... Nhiều bệnh nhân đến viện thì dị vật đã nằm trong phổi vài năm, gây biến chứng viêm phổi tái phát nhiều lần, ho kéo dài, giãn phế quản gây ho ra máu, xẹp phổi... Trường hợp này dị vật hồng xiêm gắp ra vẫn còn cứng, chưa mục nát.

Bệnh nhân hồi phục tốt sau khi gắp dị vật. Ảnh: Lê Phương.
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo mọi người khi ăn uống cần cẩn trọng, tránh cười đùa, nhất là khi ăn trái cây có hạt. Khi xảy ra sự cố nên đi kiểm tra, soi gắp ở những trung tâm lớn. Việc gắp dị vật đường hô hấp nên được thực hiện ở nơi có chuyên khoa ngoại lồng ngực, nếu chẳng may rách khí quản thì có thể xử trí mổ mở kịp thời.
Với tâm lý ngại đi bệnh viện, ngại gặp bác sĩ khám bệnh như hiện nay của người dân nước ta thì những trường hợp như của người phụ nữ trong bài báo trên rất dễ bị kéo dài nếu không có phản ứng mãnh liệt nào của cơ thể để báo động. Dù sao, cũng cần lưu ý phòng tránh trước theo lời khuyên ở trên của bác sĩ.
Thanh Thái
Bài liên quan