Hanbok Triều Tiên hội thiết kế nhà hàng di sản văn hóa quảng bá

Bắc Triều Tiên vừa giới thiệu với liên hội thiết kế nhà hàng bộ sưu tập quần áo thời Joseon trong sách ảnh hàng tháng ... Được công nhận là tài sản văn hóa phi vật thể năm 2016

Hanbok của Triều Tiên với những bông hoa rực rỡ
Ảnh: yonhapnews

Triều Tiên đã giới thiệu một người đàn ông và phụ nữ mặc quần áo màu thời Joseon (Hanbok) thông qua cuốn sách ảnh dành riêng cho tuyên truyền đối ngoại vào tháng Hai trong dịp Tết Nguyên đán.

Số tháng 2 của 'Chosun', một cuốn sách ảnh hàng tháng dành riêng cho thiết kế nhà hàng và tuyên truyền đối ngoại do Nhiếp ảnh gia Joseon xuất bản vào ngày 12, cho biết, "Bạn có thể thường thấy những người mặc trang phục dân tộc ở các thành phố và làng mạc trong những năm gần đây", cùng với một số bức ảnh về hanbok .

Hanbok trong ảnh chủ yếu có nhiều màu sắc, chẳng hạn như thêu hoa như ống tay áo jeogori và chân váy, hoặc váy trắng với họa tiết hoa lớn màu đỏ theo đường chéo.

'Chiếc váy đỏ xanh lục', biểu tượng của một bộ hanbok mới, sạch sẽ, được trang trí bằng những chiếc vòng cổ sặc sỡ để thêm nhiều màu sắc khác nhau, thiết kế nhà hàng và những bông hoa được thêu màu hồng trên chiếc áo khoác lông trắng cũng như váy và áo jeogori.

Nó cũng được giới thiệu rằng văn hóa mặc hanbok không chỉ giới hạn ở người già, trẻ em và phụ nữ.

Các phương tiện truyền thông cho biết, "Ngày nay, trang phục dân tộc không chỉ được khuyến khích ở người già, phụ nữ và trẻ em mà còn ở cả người già và trẻ nhỏ", và "Quần áo Chosun phù hợp với tất cả người dân Hàn Quốc, không phân biệt giới tính, tuổi tác và ngoại hình, và trông nhất quán. Nó tăng cường, " khi nói về thiết kế nhà hàng ông nhấn mạnh.

Trước đây, khi tham dự các sự kiện lớn ở Triều Tiên, phụ nữ thường mặc Hanbok, nam giới mặc vest nhưng nam thanh niên cũng có thể thích mặc Hanbok.

Phản ánh điều này, bức ảnh có hình ảnh một người đàn ông đang thiết kế nhà hàng và mặc áo choàng màu xanh lá cây trong một cửa hàng hanbok chật kín khách hàng.

Đặc biệt, chiếc áo dài xanh dành cho nam còn được thêu những họa tiết lá vàng trông giống như họa tiết hoa ở hai đầu tay áo, cổ áo và mủ trôm.

Triều Tiên gọi Hanbok là 'quần áo quốc gia' hay 'quần áo Triều Tiên' và khuyến nghị mặc chúng để quảng bá dân tộc.

Từ năm 2003 đến 2019, triển lãm quốc gia về thiết kế nhà hàng và quần áo thời Joseon (Hanbok) được tổ chức hàng năm và vào năm 2016, 'Phong tục mặc quần áo Chosun' (văn hóa Hanbok) đã được đăng ký là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo yonhapnews

Siêu đại gia Lý Trạch Khải tặng nhà cho Á hậu

Giới báo chí tại Hong Kong vừa săn được tin cho hay nhà tỷ phú Lý Trạch Khải đã tặng ngôi nhà trị giá 13 triệu USD cho Á hậu Hong Kong 2015.


Mọi người hay nói vui với nhau rằng "chân dài đi với đại gia" để nói về những cuộc tình tương tự như giữa Lý Trạch Khải và cô nàng Á hậu này, nhưng món quà trị giá lớn như tin đã đưa thì quả thật hiếm có, vậy câu chuyện tình giữa họ có gì đặc biệt không?

Trên báo VnExpress đã đưa tin ngắn gọn về câu chuyện tặng nhà hạng sang này trong bài "Á hậu Hong Kong được tỷ phú tặng nhà 13 triệu USD" với nội dung như sau:

Quách Gia Văn được cho là bí mật hẹn hò doanh nhân Lý Trạch Khải (Richard Li) và nhận nhiều quà giá trị lớn từ ông.

Theo trang On, Quách Gia Văn mới đây đứng tên mua nhà ở khu phố sầm uất bậc nhất Hong Kong, với giá khoảng 100 triệu HKD (gần 13 triệu USD).

Nguồn tin cho hay Gia Văn không đủ tài lực để mua nhà. Khoảng một năm qua, cô giảm công việc, ít xuất hiện ở sự kiện giải trí. Kinh tế gia đình cô cũng ở mức trung bình. Quách Gia Văn nhờ sự trợ giúp của Lý Trí Khang - một người thân cận của Lý Trạch Khải - hoàn tất thủ tục mua nhà.

Doanh nhân Lý Trạch Khải và Á hậu Quách Gia Văn.

Quách Gia Văn được cho là hẹn hò doanh nhân lớn hơn cô 26 tuổi từ năm 2015. Hai người từng được bắt gặp du lịch ở Nhật Bản. Khi được hỏi về chuyện tặng quà hơn 10 triệu USD cho Gia Văn, ông Lý Trạch Khải không phủ nhận mà chỉ đáp: "Chúc buổi tối vui vẻ".

Gia Văn là Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Hong Kong 2015, hiện cô làm việc cho đài TVB.

Lý Trạch Khải là con trai của Lý Gia Thành - tỷ phú giàu nhất Hong Kong. Theo tạp chí Forbes, Lý Trạch Khải sở hữu tài sản trị giá 4,4 tỷ USD. Doanh nhân sinh năm 1966 trải qua nhiều mối tình song chưa kết hôn. Cuộc tình gây ồn ào nhất của ông là với diễn viên Lương Lạc Thi. Người đẹp họ Lương chia tay Lý Trạch Khải sau khi sinh ba con trai cho đại gia.

Vẫn chưa rõ mối tình này sẽ đi về đâu, song nhìn vào trị giá món quà trao nhau thì có lẽ quan hệ không mỏng, dù sao cũng thuộc một dạng tin tức thú vị để tán gẫu với bạn bè cho vui, còn cuộc sống của ai thì tự thân nấy quản thôi nhỉ?

Thanh Thái

Diễn viên Diệu Nhi chia sẻ ảnh hưởng của ngoại hình đến sự nghiệp

Trong một buổi phỏng vấn, diễn viên Diệu Nhi đã chia sẻ trải nghiệm của mình về ảnh hưởng của ngoại hình đến sự nghiệp ra sao.


Nội dung phỏng vấn nói về khá nhiều điều liên quan đến Diệu Nhi nhưng phần nhiều đề cập đến việc sự nghiệp của cô lận đận ra sao khi còn mập và chưa đẹp, rồi khi cải thiện ngoại hình thì phát triển nghiệp diễn ra sao, sức mạnh của sắc đẹp quan trọng đến mức nào trong nghề của Diệu Nhi.

Xấu xí liên tục thất bại, đẹp lên thì thành công tiếp nối thành công, diễn viên Diệu Nhi đã trả lời ra sao trong buổi phỏng vấn ấy? Theo dõi bài Diệu Nhi: 'Tôi từng thất bại liên tục vì xấu xí' trên VnExpress để biết rõ thêm nhé:

Diễn viên chia sẻ cô lận đận ngày mới vào nghề vì chưa ý thức được ngoại hình quan trọng thế nào.


- Từng tự nhận mình xấu xí nhưng thời gian qua, chị được khen ngày càng xinh đẹp, gợi cảm. Vì sao có sự "lột xác" này?

- Ngày xưa, tôi đi casting phim nào rớt phim ấy. Các đạo diễn thường không nhìn tôi diễn mà nhìn xuống bàn hoặc nói chuyện với ê-kíp. Thậm chí, họ không buồn đặt mặt tôi vào khung hình của máy quay. 

Có một người quen nói với bạn tôi thế này: "Diệu (tên thật của tôi) có cố gắng đến mấy cũng không bao giờ trúng vai lớn được vì nó mập quá, xấu quá". Nghe vậy, tôi mất ngủ một đêm. Hôm sau, tôi lao vào tập gym đến ngất xỉu, bỏ ăn để giảm cân cấp tốc. Sau đó, tôi duy trì được cân nặng ổn định cho đến hôm nay. Ngoài ra, tôi đi spa định kỳ, dưỡng trắng da bằng các loại mỹ phẩm nhằm giúp ngoại hình tôi trắng trẻo, dễ nhìn hơn. Tóm lại, vẫn phải có tiền mới đẹp, mới tự tin được. Cũng như cảm giác cầm túi hiệu ra đường bao giờ cũng khác so với cầm túi giả. Nếu tôi đẹp sớm hơn, chắc đã không bị nhiều đạo diễn "gạch tên" (cười).

dieu-nhi-toi-tung-that-bai-lien-tuc-vi-xau-xi
Diễn viên Diệu Nhi.

- Ngoài chuyện ngoại hình, khi mới vào nghề, chị gặp những thiệt thòi gì?

- Tôi từng thiệt thòi khi công sức, chất xám mình bỏ ra không được công nhận. Chẳng hạn trên sân khấu kịch, không ít lần tôi bị giành những mảng miếng, lời thoại gây cười do mình nghĩ ra. Nhiều lần như vậy, tôi chỉ biết im lặng vì người ta là đàn anh, đàn chị của mình. Đến khi không nhịn nổi nữa, tôi kể cho chị Thu Trang, anh Tiến Luật nghe. Chị bảo tôi phải góp ý thẳng thắn, mình không bắt nạt ai, nhưng người sai là họ thì không việc gì mình phải sợ. Tôi làm theo lời chị và cuối cùng may mắn mọi việc đều êm thắm. 

Chị Thu Trang là đàn chị tôi thân nhất ở sân khấu kịch Thế giới trẻ (TP HCM). Chị cũng đi lên từ hai bàn tay trắng, từng bị người ta chèn ép, bắt nạt. So với chị, tôi còn may mắn hơn nhiều. Chị dạy tôi: "Nếu sau này em thành công thì đừng bao giờ vùi dập, chèn ép đàn em. Chỉ những người có tâm mới tồn tại được với nghề". Cùng diễn chung trên sân khấu, người khác nhìn vào có thể nghĩ chúng tôi cạnh tranh nhau lắm. Nhưng thực tế, chị luôn cho tôi nhiều lời khuyên trong diễn xuất và nhờ tôi thế vai mỗi khi chị bận.

- Khi rẽ từ kịch nói sang điện ảnh, chị gặp khó khăn gì?

- Giai đoạn đầu, tôi không dám kén chọn nhiều. Diễn viên trẻ như chúng tôi không có mối quan hệ đủ rộng, nhan sắc đủ điện ảnh để được đạo diễn để mắt tới. Có nhiều vai trong phim màn ảnh rộng tôi thấy hợp với mình, mình có thể làm tốt. Nhưng đến khi phim gần ra mắt, tôi mới biết về nó. Còn có phim tôi đóng, sau đó, tôi lại bị chê không biết chọn kịch bản hay, không biết nhìn xa. Những lúc như thế, tôi chỉ im lặng. Kịch bản hay thì ai cũng muốn, nhưng chẳng lẽ tôi cứ phải chờ đợi mà không biết chờ ai, đến bao giờ? Trong khi đó, có những người đã đưa mình đến sân khấu, phim ảnh, mở ra cho mình nhiều cơ hội. Nên họ mời là tôi tham gia. Dù biết đóng phim này sẽ không tốt cho hình ảnh của mình, tôi vẫn không muốn phụ lòng người mình chịu ơn.

Năm nay, tôi rất vui khi nhắm được một vài vai diễn chất lượng mà mình mong đợi từ lâu. Tôi muốn mọi người công nhận tôi là một diễn viên có thực lực, tư duy chứ không phải chỉ có những mảng miếng gây cười giống trên sân khấu kịch.

Diệu Nhi cho biết khi chịu khó ăn diện, ngoại hình cô đã thay đổi theo hướng tích cực hơn.

- Thu nhập của chị trước khi nổi tiếng ra sao?


- Cát-xê đóng mỗi vở kịch của tôi hồi ấy chỉ khoảng 100-200.000 đồng tùy vai. Đó là công sức diễn viên chúng tôi bỏ ra trong suốt ba tiếng. Chưa kể, chi phí xăng xe, ăn uống, thời gian tập kịch... những ngày trước khi công diễn, chúng tôi phải tự bỏ tiền túi ra. Ai chịu khó diễn hai suất kịch mỗi đêm (khoảng sáu tiếng làm việc) thì lương sẽ cao hơn. Thời ấy vất vả lắm, ăn mì gói, bánh mì như cơm bữa. Tôi lại tự ti về ngoại hình nên luôn mặc cảm sẽ không thành công được như những bạn học cùng trường như Nhã Phương. 

Mức cát-xê diễn kịch của tôi bây giờ tăng khoảng bốn lần cách đây mấy năm. Tôi vẫn giữ đam mê với sân khấu kịch, nó như một gia đình thứ hai của tôi rồi. Thu nhập chính của tôi đến từ điện ảnh, những hợp đồng đóng quảng cáo, quảng bá trên mạng xã hội...

- Từ khi thu nhập tăng, cách chi tiêu của chị có gì khác trước?

- Tôi thích kiếm tiền và chịu khó "cày" nhưng không phải bằng mọi giá. Có khi trúng một hợp đồng, tôi dùng tiền đưa cả gia đình đi du lịch. Lịch làm việc của tôi khá dày nhưng luôn có những khoảng trống để đi chơi, thư giãn. Chẳng hạn, tôi có cô bạn thân chuẩn bị ra nước ngoài nhiều năm. Chúng tôi khó khăn lắm mới sắp xếp được một ngày cuối tuần đi Vũng Tàu cùng nhau để chia tay. Tuy nhiên, đúng ngày ấy tôi lại được một nhãn hàng mời đi sự kiện, với mức thù lao cao, hơn cả tháng tôi đóng kịch. Quản lý khuyên tôi ưu tiên cho công việc, đi chơi lúc nào cũng được. Tôi bảo: "Em không muốn biến mình thành một cỗ máy kiếm tiền, để khi nhìn lại thấy tuổi trẻ trôi đâu mất, và bên cạnh không có lấy một người bạn thân". Anh ấy chỉ còn cách chúc tôi đi chơi vui vẻ.


- Khi hóa thân vào nhân vật chị thể hiện tính cách tếu táo, hài hước, đanh đá, còn tính cách ngoài đời của chị thế nào? 

- Trái với những gì thể hiện trên sân khấu, ngoài đời tôi nhút nhát, sống nội tâm. Tôi và người yêu - Anh Tú - quen nhau khi chúng tôi tập kịch chung sân khấu. Mỗi khi tôi gặp chuyện buồn và khóc, Tú là người đưa khăn giấy cho tôi. Tú thua tôi hai tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn. Trước mặt nhiều người, Tú khá giữ kẽ, đôi khi hơi khó gần. Nhưng khi ở bên nhau, chúng tôi đùa giỡn cùng nhau như trẻ con, đôi khi giỡn quá trớn còn giận nhau.

Tôi ít khi nói nhiều về tình yêu, ban đầu cũng không có ý định công khai.  Nhưng đến một giai đoạn nào đó, mình có nhu cầu khoe niềm hạnh phúc với thế giới bên ngoài. Mọi thứ cứ thế phát triển tự nhiên và không theo một kế hoạch nào cả. Giai đoạn này, tôi đặt mục tiêu làm nhà, mua xe và lo cho gia đình một cuộc sống vững chắc về kinh tế. Sau đó, tôi mới đi lấy chồng. Dù thời gian đầu lận đận, tôi thấy mình còn trẻ, đạt được những thành công như bây giờ đã là may mắn. Vì vậy, tôi không nhiều tham vọng hay sân si. Tôi chỉ cố gắng làm tốt nhất công việc của mình, trong tình yêu cũng vậy.

Vấn đề mà Diệu Nhi đề cập vốn dĩ không lạ nhưng càng khẳng định thêm cho quan điểm sống của xã hội nói chung và con người bây giờ nói riêng, đạo đức hay tài năng vẫn còn xếp sau cái đẹp một khoảng đáng kể, như diễn viên hài hay các khán giả bây giờ thường nói vui: "Đẹp là được", còn bạn nghĩ gì?

Thanh Thái

Những bài nhạc 'sến' bất hủ bị tạm dừng lưu hành

Nguyên nhân được bộ Văn hoá đưa ra cho việc tạm dừng lưu hành những bài nhạc trước 1975 bất hủ là vì bản quyền bị vi phạm.


Cụ thể hơn về chuyện bản quyền này đều do xuất hiện nhiều di bản với lời nhạc sai khác đi ít nhiều so với lời gốc, trong các ca khúc bất hủ trước 1975 ấy có vài bài rất nổi tiếng và được nhiều ca sĩ hiện đại lấy ra biểu diễn như "Con đường xưa em đi" chẳng hạn.

Lý do thật sự có phải ở chuyện bản quyền rồi dị bản này nọ không thì chưa rõ nhưng báo chí đều đưa tin về lý giải nói trên, cụ thể như báo VnExpress có bài Năm ca khúc trước 1975 bị dừng lưu hành vì có nhiều dị bản với nội dung thế này:

"Con đường xưa em đi", "Đừng gọi anh là chú"... có dị bản sai lời, tên tác giả dẫn đến vi phạm quyền tác giả. 



Mới đây, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định tạm dừng lưu hành năm ca khúc trước 1975, bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). 

Ông Nguyễn Thu Đông - Trưởng phòng Quản lý băng đĩa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn - cho biết năm ca khúc trên cần được xem xét lại ca từ, tên tác giả. Bởi, chúng có các dị bản tồn tại song song tác phẩm gốc, làm sai lệch ý nghĩa ca khúc, đồng thời vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm. Quyền này ngăn cấm người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của tác giả.
nam-ca-khuc-truoc-1975-bi-dung-luu-hanh-co-di-ban-sai-noi-dung-1
Một phần bản nhạc "Con đường xưa em đi" trôi nổi trên mạng. 

Ví dụ, bài Con đường xưa em đi có bản viết "chiến trường anh bước đi", có bản lại viết "lối mòn anh bước đi". Một số ca sĩ hát "Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài". Người khác lại hát "nơi đây thao thức canh dài".

Ngoài năm ca khúc trên, một số bài hát khác như Xuân này con không về cũng rơi vào tình trạng tương tự (sáng tác này không nằm trong danh mục được cấp phép của Cục Nghệ thuật Biểu diễn). Nhạc phẩm này có hai dị bản được trình diễn là "bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường" và "bao lứa trai cùng chào xuân xứ người".

Bên cạnh đó, một số ca khúc trước 1975 bị chú thích sai tên tác giả. Như bài hát Đừng gọi anh bằng chú thường được chú thích là sáng tác của Diên An. Tuy nhiên, đây thực ra là tác phẩm của nhạc sĩ khác.



Lệ Quyên hát "Con đường xưa em đi" trong một chương trình nghệ thuật hồi đầu tháng ba. Nữ ca sĩ trình diễn bản nhạc có hai câu "chiến trường anh bước đi", "nơi đây phiên gác canh dài". 

Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ tiến hành thẩm định đâu là bản nhạc gốc, đâu là dị bản, tính chất bài hát, hoàn cảnh ra đời… của các ca khúc. Nếu bản nhạc gốc không gặp vấn đề, Cục sẽ cấp phép lại cho năm bài hát vừa bị tạm dừng lưu hành. Tuy nhiên, đại diện Cục chưa trả lời thời điểm cụ thể hoàn thành quy trình. Ông cho biết công tác thẩm định được một hội đồng chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện dựa trên những phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành.

Trước đó, thông tin năm ca khúc trước 1975 bị tạm dừng lưu hành đã gây xôn xao dư luận. Quyết định trên xuất phát từ việc, trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM đã gửi công văn lên Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề đạt xem xét lại nội dung một số ca khúc sáng tác trước năm 1975, danh sách này có 10 nhạc phẩm.

Ngoài năm bài hát bị tạm dừng lưu hành, danh sách của Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM còn có các sáng tác: Cánh buồm chuyển bến (Lê Dinh - Hoài Linh), Câu chuyện đầu năm (Hoài An), Hạnh phúc đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Gạo trắng trăng thanh (Hoàng Thi Thơ) và Hoa trinh nữ (Trần Thiện Thanh). Tuy nhiên, năm bài hát này không gặp các vướng mắc kể trên nên vẫn được lưu hành.

Đây không phải lần đầu tiên Cục Nghệ thuật Biểu diễn rút giấy phép biểu diễn của các bài hát trước 1975. Ca khúc Tàu đêm năm cũ (Trúc Phương) từng được cấp phép nhưng sau đó bị thu hồi. Đến nay, bài hát vẫn không có trong danh mục của Cục. Một số tác phẩm như Ly rượu mừng (Phạm Đình Chương), Ai biểu anh làm thinh (Trầm Tử Thiêng), Còn chút gì để nhớ (Phạm Duy, thơ: Vũ Hữu Định), Nếu hai đứa mình (Anh Bằng - Lê Dinh)... đã được cấp phép trở lại sau một thời gian vắng bóng trên sân khấu.

Khi biết về điều này có khá nhiều ý kiến khác nhau, người thì đồng tình kẻ lại phản bác rồi cho rằng cách xử lý cấm đoán tạm dừng như vậy là không hợp lý, chỉ nên xử ai hát sai lời không nên dừng tác phẩm vì bản thân tác giả với bài hát không có lỗi.

Thanh Thái